Nhà ở hình thành trong tương lai có tội hay không? Lịch sử đã chứng minh.

Link: Giới bất động sản lo không được vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai kể từ tháng 7/2024, thị trường bị ảnh hưởng tiêu cực.

    Mấy ông bất động sản xây dựng chuyên đi vay tiền ngân hàng, làm thì ít mà ăn thì nhiều, chơi bời thì quá cha người ta; nhà đang làm nửa chừng thì bỏ, đẩy rủi ro cho người mua nhà và ngân hàng. Có thấy định kỳ thứ 7 chủ nhật, đám người mua nhà tụ tập phơi nắng dầm mưa trước công trình dự án xây dựng để giăng băng rôn đòi nhà, thì mới hiểu cái cảnh bị lùa gà. Bây giờ ngân hàng không cho vay tiền kiểu đó nữa, thì mấy ổng lại chọt cho HOREA kêu gào, kiến nghị nọ kia.

    Nhớ trước đây vì thấy mấy ông có tham vọng mà vốn lại ít, nên chính sách mới nâng đỡ mấy ông, cho mấy ông vay vốn. Những tưởng mấy ông có nội lực thâm hậu chỉ còn thiếu tài chính, nên chính sách mới tạo điều kiện. Ai dè thử sức mấy năm thì mới biết: mấy ông nội lực còn không có nữa (nói chi tới thâm hậu), còn lực ăn thì vô hạn định. Phàm rằng sống ở đời biết người biết ta còn chưa chắc đã thắng, mà mấy ông lại không biết lượng sức, để rồi nằm chết ngắc ngay trên tham vọng của chính mình; đã vậy, còn kéo thêm nhiều người khác chết ngắc theo cùng mấy ông. Thiệt là báo quá trời báo! Ông Hồ đã nói rồi: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình…”

    Đến nước này, thì chúng ta phải đánh giá lại lợi hại của đòn bẩy tài chánh. Nếu chúng ta ưu đãi, tạo điều kiện, dành cho những ông chủ nhỏ những đại dự án lớn, thì lịch sử đã chứng minh là họ không có đủ tầm để thực hiện, còn tâm thì lực bất tòng.

    Còn nếu chúng ta tìm được những ông chủ lớn, có vị thế và tiềm lực kinh tài (kinh nghiệm & tài chánh), thì khả năng cao là phú quý sẽ sinh ra được lễ nghĩa. Thêm nữa, nếu bất đắc dĩ phải áp dụng các chế tài chính sách, thì những chế tài chính sách sẽ dễ thực thi hơn đối với các ông chủ lớn mà vốn dĩ đã có đủ hoặc dư tài sản nhằm đáp ứng được nguồn vốn pháp định dành cho dự án.

    Còn mà chế tài chính sách áp dụng lên những ông chủ nhỏ, thì khi thực thi, thì chắc chẳng đòi lại được gì ngoài cái mạng của các ông chủ nhỏ. Mà mấy ông chủ nhỏ bán mạng thì giá được bao nhiêu chớ? có đủ để cứu lấy dự án không?

    Để mà cứu lấy dự án, chế tài chính sách cần phải cưỡng chế chủ thể mà đang sở hữu dự án, hoặc đang chiếm hữu dự án, bắt buộc phải chuyển nhượng hoặc chuyển giao phần còn lại của dự án, thậm chí với giá 0 đồng cho chủ thể có năng lực thực hiện dự án, khi mà thiệt hại tổn thất lũy kế (về tài sản, về quyền lợi hợp pháp, về tinh thần) đối với chủ thể khác đã trở nên quá lớn theo thời gian.

    Với người mua nhà, thì nhờ mấy ông mà họ đã đi từ ‘không có hy vọng’ đến chỗ ‘hy vọng bị giết chết’. Điểm giống nhau của hai mệnh đề, đó là đều ‘mất hy vọng’; còn điểm khác nhau của 2 mệnh đề, đó là: một cái thì có tồn tại thiệt hại tổn thất (về tài sản, về quyền lợi hợp pháp, về tinh thần), còn cái kia thì ít có, hoặc không có thiệt hại tổn thất. Vậy thì bây giờ, chắc mấy ông đã biết cái gì tai hại hơn rồi, chăng?

    Ngân hàng cho vay thì cũng phải thu hồi nợ, thì ngân hàng mới có tiền để trả tiền gốc tiền lãi cho người gởi tiền. Mấy ông làm nhà toàn nửa nạc nửa mỡ (chắc tại thích ăn ba rọi, vậy thì quất cho mấy ông 3 roi). Ngân hàng mà không phát mãi nhà ba rọi, thì thành nợ xấu; mà ngân hàng phát mãi nhà ba rọi, thì toàn lỗ vốn. Vậy thì lấy tiền đâu để ngân hàng ăn, với lại trả tiền gốc tiền lãi cho người gởi tiền. Tới lúc đó, thì chỉ còn nước in thêm tiền, mà in thêm tiền thì gây ra lạm phát, mà lạm phát thì ngân hàng phải tăng lãi suất, mà tăng lãi suất thì mấy ông xây dựng bất động sản lại than thân (mà không nhớ trách phận): Tăng lãi suất thì làm sao mà vay!?

    Khủng hoảng xây dựng bất động sản mấy năm qua là cũng nhờ mấy ổng chớ ai (đổ thừa tất thảy cho Covid làm chi, tội nghiệp nó). Thôi thì mấy ông bất động sản xây dựng bớt báo đời đi, tranh thủ đi học bổ túc thêm chứng chỉ Giáo dục Công dân và Đạo đức Kinh doanh, ăn ít, nói ít một chút, làm nhiều một chút, là phúc cho thiên hạ thái bình.

 

(Bởi NKA - Cờ Trung Đại - medChess) - https://cotrungdai.com


Hotline tư vấn: 0819777837
Zalo